Nếu bạn đang trong độ tuổi 40, thức dậy trong tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm, kinh nguyệt thất thường và thường kèm theo chảy máu nhiều, thì rất có thể bạn đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh. Vậy tiền mãn kinh là gì và nên làm gì để cải thiện các triệu chứng của tiền mãn kinh? Hãy cùng Welson tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Tiền mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh (còn gọi là thời kỳ chuyển tiếp mãn kinh) là khi cơ thể bạn đang trong giai đoạn bắt đầu chuyển sang thời kỳ mãn kinh. Trong quá trình chuyển đổi này, buồng trứng của bạn bắt đầu sản xuất ít hormone hơn, khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn trở nên thất thường hoặc không đều. Lúc này, cơ thể bạn đang bước vào giai đoạn cuối của tuổi sinh sản.
Tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm nhất là vào giữa độ tuổi 30 hoặc muộn nhất là ở độ tuổi giữa 50. Đối với một số người, thời kỳ tiền mãn kinh có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Nhưng hầu hết phụ nữ, thời kỳ tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 4 đến 8 năm.
Trong giai đoạn này, bạn sẽ gặp những thay đổi và các triệu chứng khác nhau do cơ thể bạn đang điều chỉnh theo các mức hormone trong cơ thể.
Và tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe mà các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh, độ tuổi bắt đầu và thời gian kéo dài sẽ khác nhau ở mỗi phụ nữ.
Ngoài ra, trong thời kỳ tiền mãn kinh, tuy khả năng sinh sản của bạn bị suy giảm nhưng bạn vẫn có thể mang thai.
Các triệu chứng tiền mãn kinh
Do cơ thể bạn đã sản xuất estrogen từ tuổi dậy thì nên khi nồng độ của loại hormone này bắt đầu giảm, cơ thể bạn phải tự điều chỉnh theo những thay đổi của chúng.
Tùy theo mỗi người mà các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh có thể khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều sẽ gặp phải ít nhất một trong những các triệu chứng sau:
- Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh.
- Lượng máu mất đi sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường.
- Bốc hỏa (bạn sẽ có cảm giác nóng đột ngột lan khắp cơ thể).
- Âm đạo khô và khó chịu khi quan hệ tình dục.
- Tiểu gấp (cần đi tiểu thường xuyên hơn).
- Rối loạn giấc ngủ.
- Tâm trạng thường xuyên thay đổi, khó chịu hoặc trầm cảm.
Khoảng thời gian bạn có các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm. Việc suy giảm nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể dẫn đến chứng loãng xương hoặc thay đổi mức cholesterol.
Do đó, bạn cần liên tục kiểm tra và khám sức khỏe định kỳ để các bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe của bạn, tránh xảy ra những rủi ro nguy hiểm.
Tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Tiền mãn kinh thường kéo dài khoảng bốn năm. Một số người có thể chỉ ở giai đoạn này trong vài tháng, trong khi những người khác sẽ ở giai đoạn chuyển tiếp này nhiều hơn bốn năm. Nếu đã hơn 12 tháng mà bạn không có kinh thì tức là bạn đã kết thúc giai đoạn tiền mãn kinh và chuyển sang thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ bao nhiêu tuổi sẽ bị tiền mãn kinh?
Thời kỳ tiền mãn kinh sẽ bắt đầu từ 8 đến 10 năm trước giai đoạn mãn kinh. Thông thường, phụ nữ ở độ tuổi giữa 40 hoặc sớm hơn sẽ có các dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh.
Nếu thời kỳ mãn kinh của bạn kết thúc trước tuổi 40, thì đó được gọi là mãn kinh sớm. Bạn có thể bị mãn kinh sớm do tình trạng sức khỏe, sử dụng các loại thuốc hoặc những loại phẫu thuật gây ảnh hưởng đến buồng trứng và hormone. Nếu không có nguyên nhân y tế hoặc phẫu thuật nào gây mãn kinh sớm thì có thể là bạn đang bị suy buồng trứng nguyên phát.
Cách chẩn đoán tiền mãn kinh
Không phải lúc nào bạn cũng cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tiền mãn kinh. Nhiều người nhận thấy và cố gắng chịu đựng những thay đổi trong cơ thể họ mà không cần có sự chẩn đoán chính thức từ các bác sĩ.
Tuy nhiên, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể có các tình trạng như:
- Có cục máu đông trong dịch kinh nguyệt.
- Ra một chút máu nhưng chưa đến kỳ kinh.
- Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ.
- Các triệu chứng của tiền mãn kinh gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hằng ngày.
Tiền mãn kinh có điều trị được không?
Không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn chặn thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra. Tiền mãn kinh là một phần tự nhiên của cuộc sống. Do đó, cách để “chữa khỏi” tiền mãn kinh là khi kinh nguyệt của bạn mất hẳn và bạn bước vào thời kỳ mãn kinh.
Nhưng các bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng các loại thuốc không kê đơn hoặc theo toa để giúp giảm bớt các triệu chứng do tiền mãn kinh gây ra, bao gồm:
- Thuốc chống trầm cảm: Những loại thuốc này giúp cải thiện tâm trạng thất thường hoặc trầm cảm.
- Thuốc tránh thai: Những loại thuốc này sẽ giúp ổn định mức hormone của bạn và thường làm giảm các triệu chứng trong thời kỳ tiền mãn kinh,
- Liệu pháp estrogen: Phương pháp điều trị này giúp ổn định nồng độ estrogen. Bạn có thể dùng liệu pháp estrogen bằng kem, gel bôi, miếng dán hoặc thuốc uống.
- Gabapentin (Neurontin®): Đây là thuốc điều trị động kinh, chúng cũng làm giảm các cơn bốc hỏa ở một số phụ nữ.
- Kem bôi âm đạo: Các bác sĩ có thể cho bạn biết về ưu và nhược điểm của các loại thuốc theo toa và không kê đơn. Việc điều trị bằng những loại thuốc này có thể giúp bạn làm giảm cơn đau liên quan đến chuyện “chăn gối” và giảm khô âm đạo.
Các bác sĩ sẽ thảo luận về những rủi ro và lợi ích của việc điều trị tiền mãn kinh với bạn và sẽ đề xuất cho bạn những lựa chọn tốt nhất dựa trên nhu cầu của bạn.
Cách cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc, bạn cũng có thể cải thiện các triệu chứng tiền mãn kinh tại nhà bằng các phương pháp sau:
- Sử dụng viên uống tăng cường nội tiết tố nữ có các thành phần chính từ thiên nhiên như hồng sâm và đông trùng hạ thảo của nhà Welson để điều hòa lại hormone estrogen trong cơ thể, cải thiện sinh lý nữ và ham muốn tình dục, hỗ trợ giảm các triệu chứng như bốc hỏa hay đổ mồ hôi đêm do tiền mãn kinh gây ra, nâng cao đề kháng và giảm mệt mỏi.
- Áp dụng chế độ ăn khoa học và đầy đủ trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và chất béo lành mạnh. Ưu tiên ăn những loại thực phẩm giúp tăng sinh lý nữ hay thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ cho cơ thể.
- Thực hiện các bài tập dành cho nữ giới hoặc các bài tập tăng sức bền như đi bộ, đạp xe hay tập tạ.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách tránh sử dụng các thiết bị điện tử và thực hiện các hoạt động như thiền hoặc giãn cơ trước khi đi ngủ.
- Hạn chế tiêu thụ rượu và các loại thức uống có chứa caffeine hoặc cồn.
- Bạn cần tránh để cơ thể căng thẳng quá mức bằng cách thiền hoặc sử dụng các kỹ năng quản lý căng thẳng.
- Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc càng tốt.
- Hãy giảm cân bạn nếu được các bác sĩ chỉ định. Việc giảm cân sẽ giúp cải thiện các cơn bốc hỏa và đổ mồ hôi đêm, đồng thời giúp cơ thể bạn luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng.
Một số câu hỏi thường gặp
Sự khác nhau giữa tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi cơ thể tiến vào thời kỳ mãn kinh. Khi bạn không có kinh nguyệt trong suốt 12 tháng liên tiếp, bạn đã chính thức bước vào thời kỳ mãn kinh.
Hormone thay đổi như thế nào khi phụ nữ bị tiền mãn kinh?
Những thay đổi nội tiết tố bạn gặp phải trong thời kỳ tiền mãn kinh là do nồng độ estrogen bị suy giảm. Buồng trứng của bạn tạo ra estrogen, loại hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thống sinh sản.
Khi bạn bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen trong cơ thể bắt đầu giảm. Khi estrogen giảm, chúng sẽ đồng thời mất cân bằng với hormone progesterone, một loại hormone khác do buồng trứng sản xuất.
Cả hai loại hormone này đều chịu trách nhiệm cho quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Nên sẽ khá là bình thường khi mức hormone của bạn dao động và lên xuống như tàu lượn siêu tốc trong thời kỳ tiền mãn kinh.
Khi bạn đến tuổi mãn kinh, cơ thể bạn tạo ra ít estrogen đến mức buồng trứng không còn rụng trứng nữa, và ngay lúc này, bạn ngừng có kinh.
Dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh là gì?
Thông thường, dấu hiệu đầu tiên của tiền mãn kinh là kinh nguyệt không đều. Khi đó, thời gian hành kinh có thể dao động thất thường, khiến bạn không dự đoán được khi nào sẽ có kinh.
Nhiều người cũng gặp phải các dấu hiệu mãn kinh như bốc hỏa và khô âm đạo (teo âm đạo) khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ thay đổi như thế nào trong giai đoạn tiền mãn kinh?
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể bạn sản xuất ít các loại hormone giúp bạn rụng trứng, do đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể trở nên không đều, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn bình thường.
Bạn cũng có thể gặp các trường hợp như lượng máu mất đi sau mỗi kỳ kinh ít hơn hoặc nhiều hơn. Một số người cũng nhận thấy cơ thể có sự thay đổi về các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
Phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh mang thai được không?
ĐƯỢC. Mặc dù khả năng sinh sản của bạn bị suy giảm trong giai đoạn tiền mãn kinh nhưng bạn vẫn có thể mang thai. Trong trường hợp bạn không muốn có em bé thì hãy nên sử dụng một số hình thức ngừa thai cho đến khi cơ thể bước vào giai đoạn mãn kinh (thời kỳ khi bạn đã không có kinh trong vòng 12 tháng liên tiếp).
Đối với một số phụ nữ, việc mang thai có thể khó khăn khi họ ở độ tuổi cuối 30 đến đầu 40 do khả năng sinh sản giảm. Nếu bạn vẫn quyết tâm mang thai thì sẽ có những phương pháp điều trị có thể hỗ trợ bạn có thai.
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, nồng độ estrogen, một loại nội tiết tố nữ quan trọng của nữ giới, bắt đầu giảm. Khi đó, bạn có thể bắt đầu có các triệu chứng giống như mãn kinh, chẳng hạn như bốc hỏa hoặc kinh nguyệt không đều. Tiền mãn kinh có thể kéo dài nhiều năm và khi bạn trải qua đủ 12 tháng không có kinh, thời kỳ mãn kinh sẽ bắt đầu.
THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:
- Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
- Email: welsonhanquoc@gmail.com
- Facebook: Welson Hàn Quốc
- Hotline: 0938 114 402
Nguồn tham khảo bài viết:
- 2024. Perimenopause: Age, Stages, Signs, Symptoms & Treatment. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21608-perimenopause.
- 2024. Perimenopause | Johns Hopkins Medicine. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/perimenopause.
- 2024. Perimenopause – Symptoms and causes – Mayo Clinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/perimenopause/symptoms-causes/syc-20354666.
- 2024. Perimenopause: Symptoms, Treatments, Weight Gain, and More. https://www.webmd.com/menopause/guide-perimenopause.
- 2024. Perimenopause: Rocky road to menopause – Harvard Health. https://www.health.harvard.edu/womens-health/perimenopause-rocky-road-to-menopause.
XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC: