Các loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay bạn nên biết

Việc sử dụng thuốc giảm mỡ máu đã được chứng minh là giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Theo một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ, việc giảm mức LDL cholesterol (cholesterol “xấu”) có thể giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ đến 20 – 30%. Hãy cùng Welson tìm hiểu các loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay và những lưu ý khi dùng qua bài viết này nhé!

Thuốc giảm mỡ máu là gì?

Thuốc giảm mỡ máu là loại thuốc giúp bạn giảm mức cholesterol trong máu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỡ máu cao, bao gồm:

  • Tiêu thụ các loại thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa trong thực phẩm có nguồn gốc từ động vật (như thịt và các sản phẩm từ sữa) và thực phẩm chiên.
  • Không thường xuyên vận động và tập thể dục.
  • Do di truyền.

Gan của bạn tạo ra lượng cholesterol đủ để các chức năng của cơ thể hoạt động. Phần cholesterol còn lại là dư thừa và lượng dư thừa đó có thể dẫn đến xơ vữa động mạch và làm chậm quá trình lưu thông máu trong cơ thể của bạn.

Thuốc hạ mỡ máu làm giảm cholesterol như thế nào?

Nếu bạn đã áp dụng chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhưng vẫn không thấy sự thay đổi rõ rệt. Các bác sĩ có thể thảo luận với bạn về việc sử dụng các loại thuốc khác nhau để giảm cholesterol, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn.

Thuốc giảm mỡ máu là loại thuốc giúp bạn giảm mức mức cholesterol trong máu

Các loại thuốc hạ mỡ máu khác nhau sẽ hoạt động theo nhiều cách khác nhau, như:

  • Giữ cho gan của bạn không “tiếp xúc” với các chất khác tạo ra cholesterol.
  • Ngăn chặn cơ thể bạn hấp thụ cholesterol.
  • Làm chậm hoặc giảm sản xuất cholesterol.
  • Giúp gan của bạn phân hủy cholesterol.
  • Giúp cơ thể bạn tạo ra nhiều cholesterol “tốt”.

6 loại thuốc giảm mỡ máu tốt nhất hiện nay

1. Statin

Statin là nhóm thuốc phổ biến nhất trong việc giảm cholesterol. Statin hoạt động bằng cách ức chế enzyme HMG-CoA reductase trong gan, từ đó giảm sản xuất cholesterol. Các loại statin như atorvastatin, simvastatin, và rosuvastatin đã được nghiên cứu rộng rãi và cho thấy hiệu quả trong việc giảm mức LDL cholesterol lên đến 50%.

Ngoài ra, một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy statin làm giảm nguy cơ xảy ra “biến cố tim mạch” như đau tim.

statin làm giảm nguy cơ xảy ra “biến cố tim mạch” như đau tim

Tác dụng phụ: 

Statin có thể gây ảnh hưởng đến các vấn đề về đường ruột, tổn thương gan (hiếm khi) và viêm cơ. Theo FDA, tình trạng lượng đường trong máu cao và bệnh tiểu đường loại 2 cũng có thể xảy ra nhiều hơn khi sử dụng statin, mặc dù nguy cơ là khoảng 1 trên 250 và lợi ích khi sử dụng thuốc lớn hơn rủi ro.

Thuốc statin cũng có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bạn đang dùng.

Một số người khi dùng statin đã báo cáo rằng bản thân có xuất hiện tình trạng mất trí nhớ và lú lẫn. FDA đang xem xét những báo cáo đó và đã đưa ra lưu ý rằng các triệu chứng đó không nghiêm trọng và  sẽ biến mất trong vòng vài tuần sau khi người đó ngừng dùng thuốc.

Tránh sử dụng bưởi và nước ép bưởi khi bạn dùng statin.

2. Fibrates

Fibrates là nhóm thuốc chuyên giảm triglycerides và tăng HDL cholesterol.

Các dẫn xuất của fibrates làm giảm nồng độ mỡ trong máu, đặc biệt là chất béo trung tính (triglycerides), loại chất béo do cơ thể bạn tạo ra từ thực phẩm khi bạn tiêu thụ calo nhưng không đốt cháy chúng.

Nghiên cứu từ Tạp chí Y học New England cho thấy fenofibrate có thể giảm triglycerides đến 35% và tăng HDL cholesterol đến 10%.

3. Các loại thuốc ức chế PCSK9

Những loại thuốc này được sử dụng ở những người không thể kiểm soát cholesterol bằng cách thay đổi lối sống hoặc áp dụng phương pháp điều trị bằng statin. 

Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn PCSK9, một protein giúp gan loại bỏ LDL (cholesterol xấu) khỏi bề mặt tế bào.

Alirocumab và evolocumab là hai loại thuốc ức chế PCSK9 đã được chứng minh giúp giảm LDL cholesterol đến 60% trong các nghiên cứu lâm sàng.

Thuốc thường được kê đơn cho những người trưởng thành mắc căn bệnh tăng cholesterol do di truyền, gặp khó khăn trong việc giảm mỡ máu hoặc cho những người mắc bệnh tim và cần nhiều hơn statin.

Tác dụng phụ:

Vì những loại thuốc này là liệu pháp mới nên sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm hiểu tác dụng phụ của chúng. 

Trong các thử nghiệm lâm sàng, những triệu chứng phổ biến nhất đối với thuốc alirocumab là ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím ở nơi bạn tiêm, cũng như các triệu chứng cảm lạnh và cúm. 

những triệu chứng phổ biến nhất đối với thuốc alirocumab là ngứa, sưng, đau hoặc bầm tím ở nơi bạn tiêm, cũng như các triệu chứng cảm lạnh và cúm

Đối với thuốc evolocumab, tác dụng phụ sẽ bao gồm cảm lạnh, cúm, đau lưng và phản ứng tại vùng da nơi bạn tiêm.

Đối với những người bị dị ứng với alirocumab và evolocumab, các bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn sử dụng loại thuốc ức chế PCSK9 khác như inclisiran (Leqvio), PCSK9-siRNA.

4. Ezetimibe

Ezetimibe là thuốc giúp ngăn chặn quá trình hấp thụ cholesterol từ ruột, làm giảm nồng độ cholesterol LDL “xấu” bằng cách ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol ở ruột non của bạn. 

Tác dụng phụ: 

Đối với thuốc ezetimibe, những triệu chứng phổ biến nhất sẽ bao gồm đau cơ hoặc đau lưng, tiêu chảy và đau bụng.

Việc kết hợp cả hai loại thuốc ezetimibe và statin đã được chứng minh là giúp giảm LDL cholesterol hiệu quả hơn so với việc sử dụng statin đơn thuần, theo nghiên cứu IMPROVE – IT.

5. Niacin (Vitamin B3)

Niacin, còn được gọi là axit nicotinic hay vitamin B3, làm giảm cholesterol “xấu” và tăng cholesterol “tốt”.

Nếu bạn bị bệnh gút hoặc bệnh gan nặng, không nên dùng niacin.

Tác dụng phụ: Bạn có thể xuất hiện các tình trạng như đỏ bừng, ngứa, ngứa ran và đau đầu khi dùng thuốc.

Bạn có thể xuất hiện các tình trạng như đỏ bừng, ngứa, ngứa ran và đau đầu khi dùng thuốc

6. Thuốc kê đơn chứa Axit béo omega-3 và axit béo không bão hòa đa (PUFA)

Hai loại axit béo này thường được biết đến là loại dầu cá giúp giảm mỡ máu và nguy cơ hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bạn không nên lạm dụng các loại dầu cá để giảm mỡ máu vì chúng có thể tương tác với các loại thuốc khác bạn đang sử dụng. Do đó, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Dưới đây là bảng tổng quan về ưu và nhược điểm của các nhóm thuốc hạ mỡ máu phổ biến hiện nay:

 

Loại thuốc Cơ chế hoạt động Ưu điểm Nhược điểm
Statin Ức chế enzyme HMG-CoA reductase, giảm sản xuất cholesterol trong gan Hiệu quả giảm LDL cholesterol cao (lên đến 50%) Đau cơ, tổn thương gan, tác dụng phụ hiếm gặp
Fibrates Tăng hoạt động enzyme lipoprotein lipase, giảm triglycerides và tăng HDL cholesterol Giảm triglycerides đến 35%, tăng HDL cholesterol đến 10% Có thể gây đau bụng, buồn nôn, và ảnh hưởng chức năng gan
PCSK9 inhibitors Ngăn chặn protein PCSK9, tăng thụ thể LDL trên tế bào gan Giảm mạnh mức LDL cholesterol (lên đến 60%), ít tác dụng phụ Giá thành cao, cần tiêm định kỳ
Ezetimibe Ngăn chặn hấp thụ cholesterol từ ruột Hiệu quả khi kết hợp với statin, giúp giảm LDL cholesterol  Tác dụng phụ nhẹ như đau bụng, tiêu chảy
Niacin Giảm LDL cholesterol và tăng HDL cholesterol Tăng HDL cholesterol hiệu quả và có thể giảm LDL Đỏ da, tăng đường huyết, cần sự theo dõi từ bác sĩ.

Axit béo omega-3 và axit béo không bão hòa đa (PUFA)

Thúc đẩy sản xuất HDL, làm giảm tổng hợp LDL trong gan và hạn chế sự hấp thu cholesterol từ ruột Giảm triglycerides và có thể giúp tăng mức cholesterol “tôt” Ợ hơi.

Các vấn đề về da như phát ban hoặc ngứa.

Xì hơi

Quá trình đông máu diễn ra chậm hơn sau khi bị thương.

14 điều cần lưu ý khi dùng thuốc giảm mỡ máu

Khi dùng thuốc để giảm mỡ máu, bạn cần làm lưu ý theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận và cần lưu ý những điều sau:

  1. Biết lý do tại sao bạn dùng loại thuốc này.
  2. Đảm bảo dùng thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Không nên ngưng thuốc hoặc thay đổi thuốc mà chưa tham khảo ý của bác sĩ. Ngay cả khi bạn cảm thấy hiệu quả, hãy tiếp tục dùng chúng.
  3. Hãy ghi chú vào lịch mỗi khi bạn uống xong một liều thuốc hoặc có sự thay đổi thuốc khi bác sĩ kê toa.
  4. Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiền bạc, hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách bạn có thể làm để giảm chi phí thuốc men.
  5. Không dùng bất kỳ loại thuốc không kê đơn hoặc phương pháp điều trị bằng thảo dược nào trừ khi bạn đã tham khảo ý kiến của bác sĩ từ trước.
  6. Nếu bạn quên uống thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi gần đến giờ dùng liều tiếp theo. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn nên làm gì trong trường hợp đó.
  7. Luôn trữ thuốc trong nhà, tránh xảy ra trường hợp hết thuốc khi tới giờ uống thuốc.
  8. Khi đi du lịch, hãy mang theo thuốc bên mình để có thể uống vào đúng giờ. Trong những chuyến đi dài hơn, bạn có thể mang theo bản sao của toa thuốc để có thể mua khi cần.
  9. Trước khi phẫu thuật gây mê, hãy cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết bạn đang dùng những loại thuốc nào.
  10. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn. Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có cần kiểm tra nhịp tim hay không và tần suất bạn nên kiểm tra là bao lâu.
  11. Tránh uống rượu vì rượu có thể làm tăng tác dụng phụ của một số loại thuốc và ảnh hưởng đến hiệu quả của chúng.
  12. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ tại nhà thuốc cách đơn giản hóa thói quen dùng thuốc của bạn.
  13. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc hiểu rõ ý của bác sĩ, hãy nhờ bạn bè hoặc người thân đi cùng và giúp đỡ.
  14. Nếu bạn cảm thấy thuốc không mang lại hiệu quả rõ rệt, hãy nói với bác sĩ.

Bạn có thể cân nhắc thêm về việc sử sử dụng các loại thực phẩm chức năng có các thành phần thảo dược như đồng trùng hạ thảo và hồng sâm. Có tác dụng giảm nồng độ cholesterol “xấu” trong cơ thể và tăng mức cholesterol “tốt” trong máu, từ đó giảm nguy cơ các vấn đề về sức khỏe tim mạch.

Bạn có thể cân nhắc thêm về việc sử sử dụng các loại thực phẩm chức năng có các thành phần thảo dược như đồng trùng hạ thảo và hồng sâm

Hầu hết các loại thuốc hạ mỡ máu đều làm giảm nồng độ cholesterol và ít gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, tuy nhiên, hiệu quả của thuốc ở mỗi người sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, bạn cần phải tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục đầy đủ để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn

THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:

  • Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
  • Email: welsonhanquoc@gmail.com
  • Facebook: Welson Hàn Quốc
  • Hotline: 0938 114 402

Nguồn tham khảo bài viết:

 XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:

Mời bạn đánh giá