Cholesterol là gì? Có mấy loại và chức năng đối với cơ thể

Bản thân cholesterol không xấu, chúng thực sự quan trọng đối với cơ thể của bạn. Nhưng quá nhiều cholesterol có thể có hại. Đó là lý do tại sao việc tìm hiểu về cholesterol, bao gồm cả chức năng và loại của nó lại quan trọng. Cùng Welson theo dõi bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn cholesterol là gìtại sao bạn cần cholesterol. Bài viết này cũng có thể giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa của các chỉ số cholesterol và cách hành động để giảm chúng nếu cần.

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại chất béo (lipid) thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể của bạn. Lipid là những chất béo không hòa tan trong nước nên không bị phân hủy trong máu của bạn. Thay vào đó, chúng di chuyển theo máu của bạn để đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Cholesterol là một loại chất béo (lipid) thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể của bạn

Cholesterol được tổng hợp chủ yếu ở trong gan, nhưng bạn cũng nhận được thêm cholesterol từ các loại thực phẩm bạn ăn hằng ngày.

Cơ thể bạn có một hệ thống để loại bỏ cholesterol bị dư thừa. Nhưng đôi khi, hệ thống đó không hoạt động tốt như bình thường hoặc trở nên quá tải. Kết quả là bạn có thể có bị thừa cholesterol trong máu và đó là lúc bạn có thể gặp các vấn đề về sức khỏe.

Chức năng của cholesterol

Cholesterol đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng của cơ thể bạn. Bao gồm:

Tạo màng tế bào

Cholesterol là thành phần cấu trúc chính của các tế bào, giúp màng tế bào trong cơ thể hình thành các lớp bảo vệ. Các lớp sẽ này kiểm soát sự ra vào của các chất.

Tạo ra hormone

Cholesterol là một nguyên liệu cần thiết cho quá trình tổng hợp các hormone quan trọng, bao gồm:

  • Hormone giới tính (estrogen, progesterone và testosterone) ở cả nam giới và nữ giới.
  • Hormone vỏ thượng thận (cortisol và aldosterone).

Hấp thụ chất béo và hỗ trợ hệ tiêu hóa

Cholesterol giúp gan tạo ra mật, chất cần thiết để phân hủy chất béo thành các hạt nhỏ hơn, giúp cơ thể dễ dàng hấp thu chất béo qua ruột non.

Nếu không có đủ mật, chất béo sẽ không được tiêu hóa hiệu quả và bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, phân lỏng và đầy hơi.

Nếu không có đủ mật, chất béo sẽ không được tiêu hóa hiệu quả và bạn có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, phân lỏng và đầy hơi

Tổng hợp vitamin D

Khi da tiếp xúc trực tiếp với tia UV – B từ ánh nắng mặt trời, cholesterol trong tế bào da (7-dehydrocholesterol) được chuyển đổi thành provitamin D3, sau đó trải qua một quá trình tự nhiên để chuyển thành vitamin D3.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi, khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể. Nếu không có đủ cholesterol, cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ vitamin D.

Tại sao bạn cần lo lắng khi cơ thể có mức cholesterol cao?

Có đủ nồng độ cholesterol để đáp ứng nhu cầu của bạn là rất quan trọng. Có quá nhiều cholesterol có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe. 

Những người có cholesterol cao hoặc có tỷ lệ lipid bất thường (rối loạn lipid máu) phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn so với người bình thường.

Cơ thể bạn có khả năng sản xuất ra lượng cholesterol cần thiết cho các chức năng của cơ thể hoạt động. Trên thực tế, gan tạo ra khoảng 80% tổng lượng cholesterol trong cơ thể bạn. Phần còn lại (mà cơ thể bạn không cần) đến từ các thực phẩm bạn ăn. 

Thông thường, cơ thể bạn có thể lọc và loại bỏ lượng cholesterol không cần thiết. Nhưng nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng duy trì mức cholesterol cân bằng trong cơ thể.

Ví dụ, bệnh tăng cholesterol máu gia đình là một căn bệnh di truyền, chúng ngăn cản cơ thể bạn loại bỏ cholesterol dư thừa, dẫn đến cholesterol tích tụ trong máu của bạn theo thời gian.

Chế độ ăn uống của bạn cũng đóng vai trò quan trọng đến việc duy trì nồng độ cholesterol, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể.

tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu chất béo bão hòa hoặc chất béo chuyển hóa có thể làm tăng mức cholesterol trong cơ thể

Bạn sẽ tìm thấy chất béo bão hòa trong các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, như thịt, sữa, phô mai và bơ. Chất béo chuyển hóa có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh. 

Vì vậy, bạn cần chú ý đến cách chế độ ăn uống ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol, từ đó sẽ giúp bạn tránh có quá nhiều cholesterol trong cơ thể.

Cholesterol được tìm thấy ở đâu trong cơ thể?

Phân tử cholesterol được tìm thấy trong tất cả các tế bào của cơ thể, nhưng có lẽ bạn sẽ quen thuộc nhất với cholesterol như một thứ di chuyển trong máu.

Cholesterol có thành phần hóa học ngăn chúng di chuyển một mình qua máu nên chúng cần phải được gắn vào các phân tử khác như protein và một loại lipid khác gọi là chất béo trung tính (Triglyceride). Những phân tử này liên kết với nhau tạo thành lipoprotein.

Lipoprotein là gì?

Lipoprotein là một chất được tạo thành từ protein và lipid (chất béo) có thể di chuyển trong máu với vai trò vận chuyển cholesterol.

Một vài lipoprotein di chuyển từ gan đến các mô trong cơ thể để vận chuyển chất béo từ thức, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Những loại lipoprotein khác vận chuyển cholesterol từ các mô trở lại gan, có vai trò thu gom lượng cholesterol dư thừa và mang đi.

Các loại lipoprotein này thường gọi là LDL cholesterol và HDL cholesterol. Đây là hai loại cholesterol chính, ngoài ra, còn có thêm VLDL cholesterol.

Phân loại cholesterol

LDL – Cholesterol ( Cholesterol “xấu”)

LDL cholesterol đề cập đến lipoprotein tỷ trọng thấp, được tạo thành chủ yếu từ cholesterol và có vai trò cung cấp cholesterol cho các tế bào trong cơ thể. 

LDL rất quan trọng đối với cơ thể bạn, nhưng khi có quá nhiều LDL trong máu, có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe. 

Chúng có thể kết hợp với các chất khác và tích tụ trên thành động mạch của bạn. Những chất béo tích tụ này tạo thành các mảng bám và sẽ lớn dần theo thời gian. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh khác.

Những người có cholesterol cao có nguy cơ mắc bệnh động mạch vành cao hơn

Bạn nên giữ mức LDL cholesterol thấp, đối với người trưởng thành khỏe mạnh, mức LDL tối ưu là dưới 100 mg/dL. Trong trường hợp có tiền sử bị xơ vữa động mạch, bạn nên giữ mức LDL dưới 70 mg/dL.

HDL – Cholesterol ( Cholesterol “tốt”)

Cholesterol HDL đề cập đến lipoprotein có tỷ trọng cao. Những lipoprotein này được cấu tạo chủ yếu từ protein. 

HDL là cholesterol “tốt” vì chúng lấy thêm cholesterol ra khỏi máu và vận chuyển đến gan. Gan của bạn sau đó sẽ phân hủy những cholesterol này và loại bỏ chúng. Quá trình này được gọi là vận chuyển cholesterol ngược.

Cholesterol HDL nên giữ mức cao, đối với nam giới, mức HDL trong cơ thể phải ít nhất là 40 mg/dL, ở nữ giới là 50 mg/dL. HDL trên 60 là mức tối ưu ở tất cả người lớn và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

VLDL – Cholesterol (Triglyceride)

Cholesterol VLDL đề cập đến lipoprotein tỷ trọng rất thấp. VLDL chủ yếu vận chuyển chất béo trung tính (triglyceride), cholesterol và hàm lượng protein thấp.

Giống như LDL, chúng là loại cholesterol “xấu” vì có thể góp phần tích tụ mảng bám trong động mạch, làm hẹp động mạch và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến mức cholesterol

Mức cholesterol của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm:

  • Tuổi tác: Khi bạn già đi, mức cholesterol của bạn sẽ tăng lên.
  • Chế độ ăn uống: Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa trong thực phẩm bạn ăn sẽ làm tăng mức LDL. Đây là lượng cholesterol “xấu” mà bạn muốn giữ ở mức thấp. Khi giảm tiêu thụ hai loại chất béo trên sẽ giúp bạn giảm nồng độ cholesterol trong máu.
  • Tập thể dục: Tập thể dục thường xuyên có thể nâng cao mức HDL (cholesterol ‘tốt”) của bạn. Bạn nên đặt mục tiêu dành 30 phút hoạt động thể chất vào hầu hết các ngày trong tuần.
  • Di truyền: Gen của bạn quyết định một phần lượng cholesterol mà cơ thể bạn tạo ra. Cholesterol trong máu cao có thể là do vấn đề di truyền trong gia đình.
  • Giới tính khi sinh: Trước khi mãn kinh, nữ giới thường có mức cholesterol thấp hơn nam giới ở cùng độ tuổi. Nhưng sau khi mãn kinh, mức LDL của phụ nữ có xu hướng tăng lên và HDL có thể giảm xuống.

Mức cholesterol là bao nhiêu sẽ an toàn cho cơ thể?

Để có thể kiểm tra mức cholesterol, các bác sĩ sẽ sử dụng bảng xét nghiệm mỡ máu để đo lường các chỉ số cholesterol toàn phần và phân tích từng loại mỡ máu như: Cholesterol HDL, Cholesterol LDL, Cholesterol VLDL,… trong máu của bạn.

Tùy theo độ tuổi mà các bác sĩ có thể đánh giá kết quả xét nghiệm của bạn tốt hay xấu và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra chuẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

Đối với người trưởng thành

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị, những người trưởng thành nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 4 – 6 năm, bắt đầu sau từ 20 tuổi. Đây là lúc mức cholesterol có thể bắt đầu tăng lên.

những người trưởng thành nên kiểm tra cholesterol sau mỗi 4 - 6 năm, bắt đầu sau từ 20 tuổi

Theo hướng dẫn năm 2018 về quản lý cholesterol trong máu được công bố trên Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ (JACC), bảng biểu dưới đây thể hiện chỉ số cholesterol cao, mức giới hạn, mức tối ưu và mức có thể chấp nhận được đối với người lớn.

Tất cả các chỉ số đều được tính bằng mg/dL (miligam trên deciliter) và dựa trên số đo lúc đói.

Cholesterol toàn phần Cholesterol  HDL Cholesterol  LDL Cholesterol VLDL 
Tối ưu < 200 Nam giới > 40

Nữ giới > 50

< 100 < 149
Giới hạn cao 200 – 239 130 – 159 150 – 199
Cao > 240 > 60 160 – 189  200 – 499
Thấp Nam giới < 40

Nữ giới < 50

Đối với trẻ em

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị trẻ em nên kiểm tra cholesterol ở độ tuổi từ 9 – 11 tuổi và độ tuổi từ 17–21 tuổi

Trong trường hợp gia đình có tiền sử cholesterol cao, đau tim hoặc đột quỵ, trẻ cần được làm xét nghiệm mỡ máu bắt đầu từ 2 tuổi

trẻ em nên kiểm tra cholesterol ở độ tuổi từ 9 - 11 tuổi và độ tuổi từ 17–21 tuổi

Trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như bệnh tiểu đường hoặc béo phì, do đó, phụ huynh cần đưa con em của mình kiểm tra thường xuyên hơn.

Theo JACC, sau đây là mức cholesterol được khuyến nghị cho trẻ em, với tất cả các giá trị tính bằng mg/dL:

Cholesterol toàn phần Cholesterol HDL Cholesterol LDL Cholesterol VLDL 
Tối ưu <= 170 > 45 < 110 Trẻ từ 0 – 9 tuổi < 75

Trẻ từ 10 – 19 < 90

Giới hạn cao 170 – 199 40 – 45 110–129 75 < Trẻ từ 0 – 9 tuổi < 99

90 < Trẻ từ 10 – 19 tuổi < 129

Cao >= 200 >= 130 Trẻ từ 0 – 9 tuổi <= 100

Trẻ từ 10 – 19 <= 130

Thấp < 40

Những phương pháp giúp cho mức cholesterol trong cơ thể ổn định

  • Bổ sung các thực phẩm chức năng giúp bồi bổ tim mạch: Những sản phẩm này hều hết sẽ chứa các thành phần thảo dược từ thiên nhiên như hồng sâm, đông trùng hạ thảo. Có công dụng giúp điều hòa khí huyết, tăng sức đề kháng và thanh lọc cơ thể, từ đó có thể cải thiện sức khỏe tim mạch.

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh cho tim mạch : Ăn nhiều chất xơ như rau củ quả, trái cây và các loại hạt. Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo bão hòa, cholesterol, đồ ngọt và thức ăn nhanh.
  • Tập thể dục thường xuyên: Bạn cần vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải.
  • Giảm cân: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, giảm cân có thể giúp giảm mức cholesterol.
  • Bỏ hút thuốc lá và hạn chế uống rượu, bia
  • Điều trị các bệnh lý khác: Điều trị hiệu quả các bệnh lý như tiểu đường và huyết áp cao có thể giúp giảm cholesterol.

Cholesterol là một chất béo cần thiết cho sự hoạt động của các chức năng cơ thể. Tuy nhiên, mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ các vấn đề về sức khỏe. Tùy theo độ tuổi và tiền sử bệnh tật mà mức cholesterol khuyến nghị có thể khác nhau. Quan trọng là bạn nên thường xuyên đi kiểm tra để có thể quản lý sức khỏe của bản thân và giúp duy trì mức cholesterol ổn định.

THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:

  • Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
  • Email: welsonhanquoc@gmail.com
  • Facebook: Welson Hàn Quốc
  • Hotline: 0938 114 402

Nguồn tham khảo bài viết:

 XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:

Mời bạn đánh giá