Nội tiết tố nữ là gì? Vai trò và cách cân bằng nội tiết tố nữ hiệu quả

Nội tiết tố nữ là những hormon sinh dục nữ, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển giới tính, sinh sản và sức khỏe của các chị em. Nồng độ hormone sẽ thay đổi theo thời gian, nhưng một số thay đổi đáng kể nhất sẽ xảy ra ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh. Trong bài viết này, hãy cùng Welson thảo luận về nội tiết tố nữ là gì, vai trò của chúng trong cơ thể và những dấu hiệu khi phụ nữ bị mất cân bằng nội tiết tố.

Nội tiết tố nữ là gì? 

Nội tiết tố là chất truyền tin hóa học mà các tuyến nội tiết sản xuất và giải phóng vào máu. Chúng giúp kiểm soát và điều hòa các chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình phát triển giới tính và dậy thì, ham muốn tình dục, sinh sản và phân phối mỡ của cơ thể.

Nội tiết tố nữ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, sinh sản và mãn kinh

Nội tiết tố nữ là những hormone giới tính đóng vai trò thiết yếu đến sức khỏe của người phụ nữ, từ kinh nguyệt, khả năng mang thai đến tình trạng mãn kinh và hơn thế nữa.

Hai nội tiết tố nữ chính sẽ bao gồm estrogen và progesterone, được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng của nữ giới. Nồng độ của cả hai loại hormone này sẽ luôn dao động trong suốt cuộc đời của một người. Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến chúng bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Hành kinh
  • Thai kỳ
  • Mãn kinh
  • Căng thẳng
  • Thuốc men
  • Môi trường sống

Bên cạnh đó, hormone testosterone được coi là nội tiết tố nam nhưng phụ nữ cũng sản xuất và cần một lượng nhỏ chất này và ngược lại, nam giới cũng sẽ có một lượng nhỏ estrogen và progesterone.

Vai trò của các loại nội tiết tố nữ

Estrogen

Estrogen có lẽ là nội tiết tố nữ được biết đến nhiều nhất.

Mặc dù phần lớn hormone estrogen được sản xuất ở buồng trứng, chúng cũng sẽ được tuyến thượng thận và tế bào mỡ sản xuất một lượng nhỏ. Khi mang thai, nhau thai cũng tạo ra estrogen.

Chúng ảnh hưởng đến làn da, tâm trạng và năng lượng của người phụ nữ trong những giai đoạn như tuổi dậy thì, hành kinh, thai kỳ và mãn kinh.

Estrogen ảnh hưởng đến tâm trạng và năng lượng của người phụ nữ

Estrogen di chuyển khắp cơ thể theo máu và hoạt động ở mọi nơi trên cơ thể bạn. Nồng độ estrogen sẽ thay đổi trong suốt một tháng, cao nhất vào giữa chu kỳ kinh nguyệt và thấp nhất trong kỳ kinh nguyệt. Ở thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen sẽ giảm xuống.

Phụ nữ có lượng estrogen thấp do mãn kinh hoặc do phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt ít hơn hoặc ngừng hoàn toàn
  • Bốc hỏa và/hoặc đổ mồ hôi đêm
  • Khó ngủ hoặc mất ngủ
  • Khô và mỏng âm đạo
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Thay đổi tâm trạng 
  • Da khô

Phụ nữ có quá nhiều estrogen có thể gặp một hoặc nhiều triệu chứng sau:

  • Tăng cân, đặc biệt là ở vùng giữa (eo, hông và đùi)
  • Các vấn đề về kinh nguyệt, chẳng hạn như chảy máu nhẹ hoặc nặng
  • Ảnh hưởng xấu đến các tình trạng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) 
  • U xơ tuyến vú (khối u vú không phải ung thư)
  • U xơ tử cung (khối u không phải ung thư trong tử cung)
  • Mệt mỏi
  • Mất ham muốn tình dục
  • Cảm thấy chán nản hoặc lo lắng

Việc xác định nồng độ estrogen được thực hiện bằng xét nghiệm máu. Mặc dù chúng có thể khác nhau tùy theo từng người, nhưng đây là những mức được coi là phạm vi bình thường tính bằng picogram trên mililit (pg/mL):

  • Phụ nữ trưởng thành, tiền mãn kinh: 15 – 350 pg/mL
  • Phụ nữ trưởng thành, sau mãn kinh: <10 pg/mL
  • Nam giới trưởng thành: 10 – 40 pg/mL

Progesterone

Là một hormone steroid được tiết ra bởi hoàng thể, một tuyến nội tiết tạm thời mà phụ nữ sản xuất sau khi rụng trứng, progesterone hỗ trợ khả năng mang thai của nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) sau khi rụng trứng.

progesterone hỗ trợ cho nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) khả năng mang thai sau khi rụng trứng

Progesterone có tác dụng khuyến khích lớp niêm mạc tiếp nhận trứng đã thụ tinh đồng thời ngăn chặn các cơn co thắt cơ tử cung không gây đau đớn có thể khiến cơ thể đào thải trứng. 

Nếu người phụ nữ không mang thai, hoàng thể sẽ bị phá vỡ và nồng độ progesterone trong cơ thể giảm, khiến người phụ nữ có kinh nguyệt. 

Trong trường hợp mang thai, progesterone tiếp tục kích thích các mạch máu ở nội mạc tử cung để nuôi dưỡng và hỗ trợ em bé đang lớn.

Những phụ nữ có lượng progesterone thấp thường có chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc khó thụ thai vì khi thiếu loại hormone này, cơ thể sẽ không cung cấp môi trường thích hợp cho trứng đã thụ tinh phát triển. 

Những phụ nữ có mức progesterone thấp nhưng thành công trong việc mang thai có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn vì progesterone giúp làm dày thành tử cùng, duy trì thai kỳ.

Phụ nữ bị thiếu progesterone có thể bị chảy máu tử cung bất thường, kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh, đau bụng khi mang thai và sảy thai thường xuyên. Tuy nhiên, mức progesterone thấp cũng có thể tạo ra mức estrogen cao hơn, điều này có thể góp phần gây ra các triệu chứng sau:

  • Giảm ham muốn tình dục
  • Tăng cân
  • Gặp các vấn đề về túi mật

Nồng độ progesterone có thể được xác định bằng xét nghiệm máu và được tính bằng nanogram trên mililit (ng/mL). Chỉ số progesterone bình thường sẽ khác nhau tùy theo từng giai đoạn trưởng thành của người phụ nữ:

Giai đoạn Chỉ số progesterone bình thường
Trước tuổi dậy thì 0.1 – 0.3 ng/mL
Giai đoạn nang trứng 0.1 – 0.7 ng/mL
Trong khi rụng trứng 2 – 25 ng/mL
3 tháng đầu của thai kỳ 10 – 44 ng/mL
3 tháng giữa của thai kỳ 19.5 – 82.5 ng/mL
3 tháng cuối của thai kỳ 65 – 290 ng/mL

Testosterone

Là hormone giới tính chính được tìm thấy ở nam giới, testosterone cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể phụ nữ. 

Một lượng tương đối nhỏ testosterone sẽ được sản xuất ở buồng trứng và tuyến thượng thận sẽ được giải phóng vào máu, nơi chúng góp phần tăng cường ham muốn tình dục, mật độ xương và sức mạnh cơ bắp của phụ nữ.

Testosterone góp phần tăng cường sức mạnh cơ bắp của các chị em

Những phụ nữ sản xuất quá nhiều testosterone có thể gặp phải:

  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc không có.
  • Cơ thể xuất hiện nhiều lông hơn bình thường
  • Chứng hói đầu của nam giới hoặc hói ở trán
  • Mụn
  • Tăng khối lượng cơ bắp
  • Giọng nói trầm hơn

Phụ nữ có lượng testosterone cao có thể phải đối mặt với chứng vô sinh và thường mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một tình trạng nội tiết đôi khi gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khó mang thai. Giống như những người có mức testosterone cao, phụ nữ mắc PCOS có các triệu chứng tương tự, bao gồm:

  • Béo phì
  • Thân hình quả táo
  • Tóc quá mỏng
  • Mụn
  • Kinh nguyệt không đều
  • Kháng insulin
  • Không dung nạp carbohydrate – một tình trạng khiến bạn dễ tăng cân
  • Mức cholesterol “tốt” thấp, mức cholesterol “xấu” cao
  • Mức chất béo trung tính tăng.
  • Huyết áp cao

Khi phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất estrogen và progesterone, nồng độ testosterone cũng giảm theo. 

Đối với hầu hết phụ nữ, tác dụng phụ thường gặp là giảm ham muốn tình dục, tình trạng này thường có thể khắc phục được bằng cách bổ sung testosterone.

Dấu hiệu khi nội tiết tố nữ bị mất cân bằng

Cân bằng nội tiết tố rất quan trọng đối với sức khỏe của chị em phụ nữ. Mặc dù nồng độ hormone sẽ dao động thường xuyên nhưng việc mất cân bằng nội tiết tố nữ lâu dài có thể dẫn đến một số triệu chứng ảnh hưởng xấu đến cơ thể.

Các dấu hiệu và triệu chứng khi nữ giới bị mất cân bằng nội tiết tố có thể bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Lông trên cơ thể và mặt quá nhiều
  • Mụn
  • Khô âm đạo
  • Ham muốn tình dục thấp
  • Đau vú
  • Các vấn đề về dạ dày và ruột
  • Bốc hỏa
  • Đổ mồ hôi đêm
  • Tăng cân
  • Mệt mỏi
  • Khó chịu và thay đổi tâm trạng bất thường
  • Thường xuyên lo lắng
  • Trầm cảm
  • Khó ngủ

Mất cân bằng nội tiết tố khiễn nữ giới khó đi vào giấc ngủ

Mất cân bằng nội tiết tố nữ có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn hoặc cũng có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc. Vì lý do này, những người gặp phải các triệu chứng mất cân bằng nội tiết tố nghiêm trọng hoặc tái phát nên nói chuyện với bác sĩ.

Ở nữ giới, nguyên nhân tiềm ẩn gây mất cân bằng nội tiết tố bao gồm:

  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Suy buồng trứng nguyên phát
  • Kiểm soát sinh sản bằng nội tiết tố
  • Sử dụng liệu pháp thay thế hormone
  • Béo phì
  • Bệnh ung thư buồng trứng
  • Căng thẳng

5 cách cân bằng nội tiết tố nữ

1. Sử dụng các viên uống cân bằng nội tiết tố nữ

Một số chất dinh dưỡng và thành phần thảo dược từ thiên nhiên có trong viên uống cân bằng nội tiết tố nữ sẽ giúp điều chỉnh và cân bằng lại các hormone nữ như:

  • Hồng sâm: Chứa các chất saponin, có công dụng tương tự estrogen, giúp điều hòa lượng hormone này trong cơ thể, cải thiện các triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố gây ra. Đồng thời, hồng sâm còn giúp tăng cường lưu thông máu và giảm stress hiệu quả, hỗ trợ quá trình sản xuất nội tiết tố nữ.

Các loại thảo dược như hồng sâm, sâm Maca có trong thực phẩm tăng cường sinh lý nữ sẽ điều hòa quá trình sản xuất hormone nữ, cải thiện các triệu chứng do mãn kinh mang lại

  • Sâm Peru: Macamides có trong sâm Peru giúp kích thích sản xuất estrogen và progesterone, tăng cường sinh lý nữ, cải thiện ham muốn tình dục và sức khỏe tinh thần. Từ đó, hỗ trợ các chị em giảm các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh, góp phần cân bằng nội tiết tố nữ.
  • Đậu nành: Hàm lượng isoflavone dồi dào có trong đậu nành sẽ giúp bổ sung lượng estrogen bị suy giảm, điều hòa lượng hormone nữ và cải thiện các triệu chứng do mất cân bằng nội tiết tố gây ra.

2. Ngủ đủ giấc

Tất cả chúng ta đều biết giấc ngủ quan trọng như thế nào đối với sức khỏe, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc. 

Các nghiên cứu cho thấy hầu hết người trưởng thành cần ngủ khoảng 7 – 9 giờ mỗi đêm và việc không nghỉ ngơi đủ sẽ góp phần gây ra vô số vấn đề về cảm xúc và thể chất, bao gồm tâm trạng, trí nhớ, sự tỉnh táo, tiểu đường, béo phì và hơn thế nữa.

Bạn cần ngủ từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm để đảm bảo sức khỏe sinh lý và tổng thể

3. Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Bạn cần thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh để giúp bổ sung và duy trì mức hormone sinh dục nữ, bao gồm các thực phẩm như trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc,…

Uống đủ hoặc nhiều nước sẽ cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết để bạn luôn trong trạng thái tốt nhất.

4. Thường xuyên vận động

Thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp bạn:

  • Giảm huyết áp và cholesterol
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch
  • Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
  • Kiểm soát được cân nặng
  • Cải thiện tâm trạng
  • Tăng cường chức năng não
  • Giảm lo lắng và trầm cảm
  • Xây dựng và duy trì sự chắc khỏe của xương, cơ bắp và các khớp.

5. Sử dụng thuốc

Hiện nay các loại thuốc được sử dụng để cân bằng nội tiết tố sẽ hoạt động bằng cách bổ sung các loại hormone giống estrogen và progesterone vào cơ thể.

Thuốc sẽ có nhiều dạng khác nhau như viên uống, miếng dán, gel bôi hoặc thuốc tiêm.

Để có thể sử dụng các loại thuốc tăng cường nội tiết nữ, bạn cần có sự đồng ý và kê đơn từ bác sĩ

Để có thể sử dụng, bạn cần phải được các bác sĩ đồng ý và kê đơn. Tùy theo tình trạng sức khỏe và và cơ địa của mỗi người mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.

Bạn cần lưu ý rằng một số loại thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ như buồn nôn, đau đầu, tăng cân hoặc tương tác với những loại thuốc bạn đang dùng.

Khi nào nên gặp bác sĩ

Bạn phải luôn gặp bác sĩ phụ khoa mỗi năm một lần để khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ của bạn có thể thảo luận về những thay đổi của cơ thể và trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà bạn có thể có.

Đừng đợi đến kỳ khám định kỳ hàng năm nếu bạn gặp phải các triệu chứng bất thường. Hãy gặp bác sĩ ngay khi có thể nếu bạn đang gặp phải:

  • Ốm nghén hoặc có các dấu hiệu mang thai khác
  • Giảm ham muốn tình dục
  • Khô âm đạo hoặc đau khi quan hệ tình dục
  • Mất kinh hoặc chu kỳ ngày càng không đều
  • Khó mang thai
  • Đau vùng xương chậu
  • Rụng tóc hoặc mọc tóc trên mặt hoặc cơ thể của bạn
  • Trầm cảm sau sinh
  • Các triệu chứng mãn kinh kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn

Ở nữ giới, hai nội tiết tố nữ chính là estrogen và progesterone được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng, tuyến thượng thận và nhau thai trong thời kỳ mang thai. Do những ảnh hưởng của chúng đến cơ thể của phụ nữ nên khi nội tiết tố bị mất cân bằng, có thể gây ra một loạt các triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có thể cân bằng lại, các chị em nên sử dụng thực phẩm chức năng để cải thiện lại mức hormone, ngủ đủ giấc, có chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên vận động và đừng quên khám phụ khoa định kỳ một năm một lần.

THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:

  • Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
  • Email: welsonhanquoc@gmail.com
  • Facebook: Welson Hàn Quốc
  • Hotline: 0938 114 402

Nguồn tham khảo bài viết:

XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:

Mời bạn đánh giá