Uống gì để giảm cholesterol? Top 9 loại đồ uống giảm mỡ máu cao

Có thể bạn đã biết một vài thực phẩm có thể giúp giảm cholesterol, nhưng liệu bạn đã biết rằng những đồ uống mà bạn đang tiêu thụ hằng ngày cũng có thể ảnh hưởng mức cholesterol trong máu? Vậy bạn nên uống gì để giảm cholesterol và đâu là loại thức uống bạn nên tránh? Cùng Welson tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Thức uống có thực sự giúp giảm cholesterol không?

Cũng giống như các thực phẩm bạn ăn hằng ngày, thức uống cũng có thể chứa các thành phần làm tăng lượng cholesterol “xấu” (LDL cholesterol) như đường và chất béo hoặc có thể giúp bạn duy trì và tăng mức cholesterol “tốt” (HDL cholesterol) .

Việc giảm cholesterol trong cơ thể là rất quan trọng vì theo các chuyên gia, giảm 1% lượng cholesterol ‘xấu’ sẽ giúp bạn giảm 1% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trong khi giảm 1% mức cholesterol toàn phần có thể giảm 3% nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, lượng cholesterol ‘tốt’ tăng 2 – 3% sẽ giúp giảm 2 – 4% nguy cơ mắc bệnh tim  mạch.

9 loại thức uống giúp giảm cholesterol hiệu quả

1. Hồng sâm

Trong hồng sâm có hơn 30 loại saponin, 17 acid amin và các acid béo có lợi cho cơ thể. 

Những chất này được biết đến với công dụng làm giảm mức cholesterol “xấu”, ngăn cản sự hấp thụ cholesterol từ ruột và tăng cường HDL cholesterol cho cơ thể.

Sử dụng 1g hồng sâm mỗi ngày trong 12 tuần sẽ giúp giảm 14% mức LDL và tăng 6% HDL.

Từ đó, giúp bạn ổn định khí huyết, giảm nguy cơ về các vấn đề tim mạch như đau tim, xơ vữa động mạch hoặc đột quỵ

Một nghiên cứu vào năm 2010 trên 30 người trưởng thành có mỡ máu cao đã cho thấy sử dụng 1g hồng sâm mỗi ngày trong 12 tuần sẽ giúp giảm 14% mức LDL và tăng 6% HDL.

2. Thức uống từ đậu nành

Những thức uống từ đậu nành có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính như bệnh tim, cũng như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Những thức uống từ đậu nành có thể hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị một số bệnh mãn tính như bệnh tim, cũng như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến nghị mỗi người nên tiêu thụ 25g protein đậu nành mỗi ngày như một phần của chế độ ăn ít chất béo bão hòa và cholesterol để giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Tốt nhất là bạn nên tiêu thụ đậu nành ở dạng nguyên hạt và được chế biến ít hoặc không thêm đường, muối và chất béo.

Tổ chức Heart UK đã khuyến nghị mọi người nên tiêu thụ 2 – 3 khẩu phần thực phẩm hoặc đồ uống làm từ đậu nành mỗi ngày, với mỗi khẩu phần tương đương 250ml sữa đậu nành. 

3. Nước uống từ yến mạch

Yến mạch chứa beta-glucans, một loại chất xơ hòa tan, có thể ức chế sự hấp thụ cholesterol và giúp giảm mỡ máu trong cơ thể.

Một đánh giá vào năm 2018 cho thấy những đồ uống từ yến mạch, chẳng hạn như sữa yến mạch, có thể giúp giảm LDL và cholesterol toàn phần từ 5 – 7%. 

Một ly sữa yến mạch 250ml có thể cung cấp 1g beta-glucans và mỗi cốc sữa sẽ cung cấp 90 – 120 calo. Do đó, trước khi uống, bạn cần kiểm tra khẩu phần uống để có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, tránh tiêu thụ quá nhiều.

4. Nước ép cà chua

Cà chua là loại thực phẩm rất giàu hợp chất lycopene, có thể cải thiện nồng độ mỡ máu và giảm cholesterol LDL.

Nghiên cứu cho thấy chế biến cà chua thành nước ép sẽ làm tăng hàm lượng lycopene của chúng. 

Nghiên cứu cho thấy chế biến cà chua thành nước ép sẽ làm tăng hàm lượng lycopene của chúng

Bên cạnh đó, nước ép cà chua cũng rất giàu chất xơ, có khả năng làm giảm mức cholesterol và niacin.

Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy nước ép cà chua không muối có thể giúp cải thiện mức cholesterol LDL trong máu trên 260 người trưởng thành ở Nhật Bản trong một năm.

5. Sinh tố quả mọng

Nhiều loại quả mọng như dâu tây, việt quất, mâm xôi,… rất giàu chất chống oxy hóa và chất xơ, có thể giúp giảm nồng độ mỡ trong máu.

Đặc biệt là anthocyanin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ trong quả mọng, có thể giúp cải thiện mức cholesterol.

quả mọng cũng chứa ít calo và chất béo nên sẽ phù hợp cho những ai đang muốn ăn kiêng và giảm cân

Ngoài ra, quả mọng cũng chứa ít calo và chất béo nên sẽ phù hợp cho những ai đang muốn ăn kiêng và giảm cân.

Để bổ sung các loại quả mọng vào chế độ ăn uống hằng ngày, mọi người có thể làm sinh tố quả mọng bằng cách xay khoảng 80 g bất kỳ loại quả mọng nào hoặc có thể kết hợp các loại quả mọng với 1/2 cốc sữa hoặc sữa chua ít béo và 1/2 cốc nước lạnh.

6. Đồ uống có chứa sterol và stanol

Sterol và stanol có cấu trúc tương tự như cholesterol, có tác dụng ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol vào máu, từ đó làm giảm sự hình thành và tích tụ mảng bám trong động mạch.

Tuy nhiên, chúng chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, bao gồm các loại hạt, rau, dầu thực vật và trái cây.

Hiện nay, sterol và stanol cũng đã được thêm vào một số loại thực phẩm và đồ uống, chẳng hạn như sữa chua và sữa.

FDA khuyến nghị hầu hết mọi người nên tiêu thụ ít nhất 1,3g sterol và 3,4g stanol mỗi ngày. 

Xin lưu ý rằng các thực phẩm bổ sung sterol hoặc stanol không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi.

Mặc dù khá an toàn, nhưng một số nghiên cứu đã cho thấy việc bổ sung sterol trong các nhóm này có thể làm giảm nồng độ beta – carotene trong huyết thanh của trẻ hoặc ảnh hưởng đến sự hấp thụ một số loại vitamin.

7. Đồ uống từ cacao

Flavonoid, một chất chống oxy hóa có trong ca cao, đã được chứng minh là giúp giảm nồng độ LDL cholesterol.

Theo một đánh giá vào năm 2022, các thức uống từ ca cao có thể làm giảm LDL và cholesterol toàn phần, mặc dù chúng không ảnh hưởng đáng kể đến mức HDL cholesterol.

8. Các loại sữa từ thực vật

Nhiều loại sữa từ thực vật như sữa hạnh nhân, sữa óc chó,… có chứa các thành phần có khả năng làm giảm hoặc kiểm soát lượng mỡ trong máu.

Nhiều loại sữa từ thực vật như sữa hạnh nhân, sữa óc chó,... có chứa các thành phần có khả năng làm giảm hoặc kiểm soát lượng mỡ trong máu

Mọi người có thể làm sinh tố đậu nành hoặc yến mạch bằng cách trộn 250 mL sữa đậu nành hoặc sữa yến mạch với các loại trái cây hoặc rau quả giúp giảm mức cholesterol, chẳng hạn như:

  • 1 quả chuối
  • 1 nắm nho hoặc mận
  • 1 lát xoài hoặc dưa 
  • 2 trái mận nhỏ
  • 1 chén cải xoăn, rau chân vịt hoặc củ cải 
  • 2/3 chén bí ngô xay nhuyễn

9. Trà xanh

Trà xanh hầu như không được chế biến như các loại trà khác, điều này cho phép chúng giữ được các đặc tính chữa bệnh tự nhiên đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ.

Trong trà xanh có chứa nhiều catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác, có khả năng giúp giảm mức LDL và cholesterol toàn phần

Trong trà xanh có chứa nhiều catechin và các hợp chất chống oxy hóa khác, có khả năng giúp giảm mức LDL và cholesterol toàn phần.

Trong một đánh giá nghiên cứu năm 2020, các nhà khoa học phát hiện ra rằng mức cholesterol đã được cải thiện trên nhóm người tham gia nghiên cứu uống trà xanh – từ 350 ml đến 900 ml mỗi ngày.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn cần phải chọn loại trà xanh phù hợp vì không phải loại trà nào cũng như nhau. Nhìn chung, tốt nhất bạn nên chọn những nhãn hiệu trà xanh ít qua chế biến và có nguồn gốc tự nhiên nhất.

Những đồ uống cần tránh

Để giảm mức cholesterol, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã khuyến nghị mọi người nên tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh cho tim, ít chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. 

Những đồ uống cần tránh bao gồm:

  • Cà phê hoặc hoặc trà sữa
  • Những thức uống có chứa dầu dừa hoặc dầu cọ
  • Nước dừa
  • Đồ uống làm từ kem
  • Sữa có nhiều chất béo

Bên cạnh đó, bạn cũng cần tránh tiêu thụ những thức uống có chứa nhiều đường vì chúng góp phần làm tăng lượng cholesterol “xấu” trong cơ thể, bao gồm:

  • Nước ngọt.
  • Nước tăng lực.
  • Nước ép trái cây chứa nhiều đường.
  • Các loại đồ uống thể thao.
  • Các sản phẩm sữa có đường.

Rượu vang có giúp giảm cholesterol không?

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ rượu ở mức thấp đến trung bình có thể có lợi cho sức khỏe tim mạch hơn là không uống rượu, và uống rượu với mức vừa phải có thể giúp bạn tăng lượng cholesterol HDL.

Tuy nhiên, tác động của rượu đối với nồng độ cholesterol có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm lượng rượu đã uống, độ tuổi và giới tính cũng như loại rượu bạn tiêu thụ.

để hạn chế các rủi ro tới sức khỏe như nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu

Do đó, để hạn chế các rủi ro tới sức khỏe như nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch, bạn nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Những thay đổi giúp bạn kiểm soát cholesterol tốt hơn

Ngoài việc giảm cholesterol bằng thức uống, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyến nghị mọi người nên làm theo những cách dưới đây để có thể giảm mức cholesterol, bao gồm:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, bao gồm thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa nguyên chất.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều đường hoặc muối
  • Nên ăn những thực phẩm tốt cho tim mạch và giúp duy trì mức cholesterol bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc.
  • Tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể.

Các câu hỏi thường gặp

Uống gì sẽ giúp giảm cholesterol nhanh chóng?

Không có loại đồ uống nào có thể làm giảm mức cholesterol ngay lập tức. 

Tuy nhiên, các bác sĩ có thể đề xuất bạn thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như thay thế các sản phẩm từ sữa nguyên chất bằng các sản phẩm thay thế từ đậu nành và thực vật, để giảm cholesterol.

Những thay đổi này có thể tạo ra sự khác biệt trong vài tuần, nhưng cơ địa mỗi người là khác nhau, do đó, đối với một số người có thể mất nhiều thời gian hơn để có thể giảm mức cholesterol trong cơ thể.

Nước chanh có làm giảm cholesterol không?

Theo đánh giá năm 2021, nghiên cứu cho thấy nước chanh có thể làm giảm mức cholesterol LDL và tăng mức cholesterol HDL ở động vật. Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để chứng minh tác dụng này ở trên cơ thể người.

Nước trái cây tốt nhất để giảm cholesterol là gì?

Một số loại nước ép trái cây, bao gồm nước ép cà chua, có thể giúp giảm mức cholesterol.

Tuy nhiên, một số loại nước ép trái cây có thể chứa các thành phần đi kèm như đường có thể có ảnh hưởng xấu đến lượng mỡ trong máu.

Duy trì mức cholesterol tốt là rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Là một phần của chế độ ăn uống cân bằng và dinh dưỡng, những đồ uống có thể giúp cải thiện mức cholesterol bao gồm sữa đậu nành, nước ép cà chua và trà xanh. Tuy nhiên, sẽ không có loại thức uống nào giúp giảm mức cholesterol nhanh chóng mà cần phải có thời gian để sức khỏe được cải thiện.

THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:

  • Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
  • Email: welsonhanquoc@gmail.com
  • Facebook: Welson Hàn Quốc
  • Hotline: 0938 114 402

Nguồn tham khảo bài viết:

 XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC:

Mời bạn đánh giá