Là một trong những cái tên luôn được nhắc đến như một loại thần dược, hồng sâm có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện trí nhớ và chức năng não bộ, làm đẹp da và chống lão hóa,… Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không phải ai cũng sử dụng được hồng sâm và sẽ có những nhóm đối tượng được các chuyên gia khuyến nghị tránh sử dụng chúng. Vậy, hồng sâm dùng cho những đối tượng nào và ai không nên uống? Cùng Welson tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Hồng sâm dùng cho những đối tượng nào?
Hồng sâm được chế biến từ nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi, qua quy trình hấp sấy phức tạp, giữ nguyên được trọn vẹn những dưỡng chất quý giá. Nhờ vậy, hồng sâm mang đến vô số lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Đặc biệt là những nhóm đối tượng sau:
Những người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy
Hồng sâm chứa hàm lượng cao saponin, germanium, selen,… có khả năng giúp kích thích sản sinh các tế bào bạch cầu. Từ đó, giúp bạn bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng và giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau ốm dậy, hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Bên cạnh đó, hồng sâm cũng rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể giúp bạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, cải thiện tình trạng mệt mỏi và tăng cường sức bền cho cơ thể mỗi khi tập thể thao.
Người cao tuổi
Đối với những người cao tuổi, do lão hóa nên hầu hết họ đều sẽ gặp vấn đề về suy giảm chức năng của não bộ, khiến họ luôn trong tình trạng hay quên, giảm khả năng tập trung và lú lẫn.
Bên cạnh đó, với sự thoái hóa của các tế bào miễn dịch và thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho hệ miễn dịch nên những người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh và khi bị bệnh, thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn.
Lúc này, vệc sử dụng hồng sâm để tẩm bổ không chỉ giúp bạn cải thiện trí nhớ và hỗ trợ phòng ngừa bệnh Alzheimer, chúng còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch mà còn điều trị các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao,… thường gặp ở người cao tuổi.
Theo các chuyên gia, đối với những người lớn tuổi, liều lượng khuyên dùng là 0,5 – 1 gram/ngày và chỉ nên dùng vào buổi sáng sau khi ăn.
Người đang muốn giảm cân, giảm nguy cơ mắc phải bệnh ung thư hay béo phì.
Các dược chất như saponin Rg3, Rh2 và Rb1 có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, giúp giảm tác dụng phụ của hóa trị liệu, xạ trị và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn để có thể chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư.
Bên cạnh đó, hồng sâm còn có thể giúp kiểm soát các cơn thèm ăn và thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong khi tập luyện, từ đó, tăng cường trao đổi chất và góp phần hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm. Đối với những có nguy cơ cao bị ung thư, bạn chỉ nên dùng từ 1 – 2 gram/ngày và cần kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng, lối sống lành mạnh để nâng cao sức khỏe
Nam giới hoặc nữ giới muốn tăng cường sức khoẻ sinh lý
Ở cả nam và nữ, việc bổ sung các dưỡng chất có trong đông trùng hạ thảo như ginsenoside có khả năng giúp tăng cường sản xuất oxit nitric, một chất giúp giãn nở mạch máu, tăng lưu thông máu đến cơ quan sinh dục, từ đó cải thiện khả năng cương dương ở nam giới và ham muốn tình dục ở nữ giới.
Bên cạnh đó, những chất này còn giúp điều hòa nội tiết tố, đặc biệt là testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới, từ đó hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới và giảm các triệu chứng do tiền mãn kinh – mãn kinh gây ra ở phụ nữ.
Trong trường hợp những ai đang khó mang thai, sử dụng hồng sâm sẽ giúp tăng chất lượng tinh trùng ở nam giới và trứng ở nữ giới, từ đó hỗ trợ các cặp đôi đang điều trị hiếm muộn.
Những người bệnh tiểu đường
Nguyên nhân nhân chính gây bệnh tiểu đường là do sự thiếu hụt insulin trong cơ thế hoặc tình trạng kháng insulin, dẫn đến lượng đường huyết cao kéo dài.
Do đó, với những ai đang bị tiểu đường, bổ sung hồng sâm sẽ giúp tăng cường hoạt động của insulin và cải thiện tình trạng kháng insulin, từ đó giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Bên cạnh đó, nhóm hợp chất Ginsenoside Rg5 có trong hồng sâm sẽ giúp bảo vệ tế bào beta trong tuyến tụy, là nơi sản xuất insulin, từ đó giúp hạn chế biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Cần lưu ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường vì chúng có thể tương tác với những loại thuốc bạn đang sử dụng và và có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Những ai không nên uống hồng sâm?
Người có huyết áp cao
Đối với người có huyết áp cao, việc sử dụng hồng sâm có thể mang lại những ảnh hưởng tiêu cực vì chúng có thể làm tăng nhẹ huyết áp ở một số người.
Bên cạnh đó, trong hồng sâm có chứa một lượng nhỏ caffeine và các chất kích thích nhẹ khác có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp tạm thời.
Hiện nay, vẫn chưa có đủ chưa có đủ nghiên cứu về mức độ an toàn và hiệu quả của hồng sâm đối với người có huyết áp cao. Do đó, với nhóm đối tượng này, bạn nên thận trọng khi sử dụng hồng sâm và theo dõi huyết áp thường xuyên.
Phụ nữ đang mang thai
Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy saponin Rb1, hoạt chất chính trong hồng sâm, có thể gây ra dị tật thai nhi, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ. Ngoài ra, những chất có hoạt tính mạnh trong hồng sâm có thể kích thích tử cung, dẫn đến nguy cơ sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ.
Những người đang bị sốt
Do có đặc tính ấm nên hồng sâm có thể làm tăng thân nhiệt, nhịp tim và huyết áp nên việc sử dụng hồng sâm hoặc các sản phẩm có chứa loại thảo dược này có thể khiến tình trạng sốt nặng thêm.
Hồng sâm cũng có thể tương tác với một số loại thuốc hạ sốt và làm giảm hiệu quả của thuốc. Do đó, bạn cần tránh sử dụng hồng sâm dưới mọi hình thức. Nếu muốn, hãy chờ tới khi cơ thể hết bệnh, lúc đó bạn có thể sử dụng hồng sâm để bồi bổ cơ thể và hồi phục lại sức khỏe.
Người bị viêm loét dạ dày cấp tính hoặc xung huyết
Như đã đề cập ở trên, hồng sâm có tính ấm nóng, có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm loét dạ dày nặng hơn. Đặc biệt là các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đau rát thượng vị,…
Khả năng tăng cường lưu thông máu của hồng sâm cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới những người bị viêm loét dạ dày cấp tính hoặc xung huyết, vì chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
Những người bị mắc các bệnh lý gan mật cấp tính
Việc bổ sung các dưỡng chất có thể làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất trong hồng sâm, có thể làm tình trạng bệnh gan mật cấp tính thêm nặng hơn, đặc biệt là ở những người có chức năng gan đã suy yếu.
Một số hoạt chất trong hồng sâm, đặc biệt là saponin, có thể gây kích ứng gan, làm trầm trọng hơn các triệu chứng của bệnh gan mật cấp tính như: vàng da, vàng mắt, buồn nôn, nôn, mệt mỏi,…
Nên chọn viên uống hồng sâm Hàn Quốc nào để tốt cho sức khỏe?
Nếu bạn đang phân vân và vẫn chưa thể lựa chọn loại viên uống hồng sâm Hàn Quốc nào để tốt cho sức khỏe thì sản phẩm từ nhà Welson có thể là một sự lựa chọn tuyệt vời nếu bạn muốn cải thiện sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe.
Được sản xuất trực tiếp tại một trong những nhà máy hiện đại và tiên tiến nhất Hàn Quốc, Viên uống Hồng Sâm Đông Trùng Hạ Thảo – Welson Red Ginseng của thương hiệu Welson được tinh chế từ những loại nhân sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi chất lượng cao.
Sản phẩm này cũng đã được chứng nhận an toàn bởi GMP quốc tế và đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép lưu hành. Ngoài hồng sâm, trong Viên uống Hồng Sâm Đông Trùng Hạ Thảo – Welson Red Ginseng còn có các thành phần như đông trùng hạ thảo và những loại nấm hoàng gia quý, góp phần nâng cao sức khỏe tổng thể của người tiêu dùng
Qua bài viết trên, Welson hy vọng bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi hồng sâm dùng cho những đối tượng nào và ai không nên uống. Dù bạn thuộc nhóm đối tượng nào, bạn cũng nên nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng để tránh gặp các tác dụng phụ không mong muốn và gây rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ PROFA VIỆT NAM:
- Địa chỉ: Số 163, đường Trần Huy Liệu, Phường 8, Quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh
- Email: welsonhanquoc@gmail.com
- Facebook: Welson Hàn Quốc
- Hotline: 0938 114 402
Nguồn tham khảo bài viết:
- 2023. Tibet’s Magic Herb – Cordyceps Sinensis. https://www.tibettravel.org/blog/tibetan-magic-herb-cordyceps-sinensis/.
- 2024. Cordyceps Benefits and Uses. https://health.clevelandclinic.org/cordyceps-benefits.
XEM THÊM BÀI VIẾT KHÁC: