Các loại nhân sâm

Là loại dược liệu quý trong Tứ đại danh dược từ xa xưa, nhân sâm hiện nay phổ biến hơn nhờ vào những tác dụng tuyệt vời đem đến cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, nhiều người còn phân vân thảo dược này có thực sự tốt không. Trong bài viết này, mời bạn cùng tìm hiểu về các loại nhân sâm và những kiến thức cần nắm rõ để sử dụng nhân sâm hiệu quả nhé.

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm còn gọi tắt là sâm, (tên khoa học: Panax Ginseng), thuộc họ Araliaceae ngũ gia bì, là một vị thuốc quý từ thiên nhiên. Theo Y học Cổ truyền, nhân sâm có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng bổ khí, ích trí, an thần, bổ phế, kiện tỳ, giảm đau,… rất tốt cho bồi bổ cơ thể.

Nhân sâm tự nhiên là loại cây sống lâu năm, mọc hoang tại những vùng đất cao, có nhiệt độ thấp, khó trồng. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sinh trưởng, nhân sâm sẽ có tác dụng không giống nhau. Nhân sâm nổi tiếng nhất là nhân sâm Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,…

Nhân sâm tự nhiên là loại cây sống lâu năm, mọc hoang tại những vùng đất cao.

Mô tả cây nhân sâm

Nhân sâm cao khoảng 0,6m, với bộ phận rễ mọc thành củ to, khối lượng có thể lên đến 300-400g/củ. Bộ phận được sử dụng là phần rễ củ, có hình dạng giống hình người, phân thành nhiều nhánh như các chi, nên gọi là nhân sâm. Nhân sâm phải đạt từ 4 năm tuổi trở lên mới có nhiều dưỡng chất, chúng thường được thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10.

Lá nhân sâm là dạng lá kép, cuống dài, gồm nhiều lá chét mọc vòng hình chân vịt, mép lá hình răng cưa sâu. Số lượng lá phụ thuộc vào tuổi của cây, khi cây nhân sâm được 5 năm tuổi trở lên, chúng sẽ có đủ 4 đến 5 lá kép (mỗi lá kép gồm 5 hoặc 6 lá chét). 

Nhân sâm bắt đầu ra hoa, kết quả từ năm thứ 3 trở đi. Hoa mọc thành cụm hình tán ở đầu cành, màu xanh nhạt, xuất hiện vào mùa hạ. Quả nhân sâm là dạng quả mọng hơi dẹt, khi chín có màu đỏ, kích thước bằng hạt đậu xanh, bên trong chứa 2 hạt.

Nhân sâm cao khoảng 0,6m, với bộ phận rễ mọc thành củ to, khối lượng có thể lên đến 300-400g/củ.

Thành phần nhân sâm

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong nhân sâm có chứa hàm lượng cao các hoạt chất có lợi cho sức khỏe. 

  • Saponin là thành phần chính được tìm thấy trong nhân sâm, tạo nên những giá trị dược tính rất cao cho nhân sâm. Hàm lượng Saponin càng cao, tác dụng đối với sức khỏe càng nhiều. Trong nhân sâm, loại Saponin chính gồm các hoạt chất Ginsenosides như Ginsenosides Ra1, Ra2, Re, Rg1, Rg2, Rg3, Rh1, Rh2, Ro,… Thành phần Saponin triterpen và một số hoạt chất Saponin Dammaran.
  • Thành phần Malonyl Rb1, Rb2, Rc, Rd làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa oxy hóa, duy trì sức khỏe và tuổi thọ. 
  • 17 loại axit béo như axit panmitic, axit stearic, oleic…, các protein, 20 nguyên tố vi lượng như: Fe, Co, K, Mn, Se,…,
  • 7 loại hợp chất polyacetylen, 8 loại axit amin, glucid, tinh dầu, daucosterol,…

Những hoạt chất có trong nhân sâm đều rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, giúp bồi bổ, hồi phục thể lực, và hỗ trợ phòng ngừa, điều trị các bệnh lý có hại.

Rất nhiều hoạt chất được tìm thấy trong nhân sâm rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.

Phân loại nhân sâm

Có nhiều cách phân loại nhân sâm, nhưng thông thường, người ta phân chia các loại nhân sâm dựa trên môi trường sinh trưởng,cách thức chế biến và quốc gia xuất xứ.

Theo môi trường sinh trưởng

  • Nhân sâm hoang dã:

Là loại nhân sâm mọc tự nhiên tại các khu vực đồi núi cao, địa hình hiểm trở, có mùi thơm đặc trưng và rất đắng, có hàm lượng dưỡng chất cao nhất.

  • Nhân sâm nuôi trồng ngoài tự nhiên:

Là loại nhân sâm được người ta nhân giống và trồng ngoài tự nhiên, tại các vùng núi cao, phát triển tốt dưới tán cây bạch dương, cây sơn mài, vùng sâu vùng xa trên các ngọn núi.

  • Nhân sâm trồng tại nông trang:

Là loại nhân sâm được người ta nhân giống và trồng tại các nông trang, được chăm sóc theo quy trình, kỹ thuật, để đảm bảo cây sinh trưởng tốt. Loại này thường có màu trắng nhạt hơn, thân củ dày, nhiều thịt, hàm lượng dưỡng chất không cao bằng hai loại trên.

Nhân sâm trồng tại nông trang được chăm sóc theo quy trình để đảm bảo cây sinh trưởng tốt.

Theo phương pháp chế biến

  • Nhân sâm tươi

Là loại nhân sâm nguyên thủy sau thu hoạch khi cây đạt từ 4 – 6 năm tuổi, chưa trải qua chế biến, nên vẫn giữ được lượng nước trong sâm.

  • Bạch sâm

Nhân sâm thu hoạch khi đạt 4 – 6 năm tuổi, sâm được cạo vỏ và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi lượng nước trong sâm còn khoảng 14% là đạt chất lượng.

  • Hồng sâm

Nhân sâm sau khi thu hoạch, được làm sạch và hấp sấy từ 3 – 5 lần ở nhiệt độ cao, giúp sâm bảo quản được trong khoảng thời gian rất dài, lên tới 10 năm. Sâm ở dạng này lành tính hơn nhân sâm, không gây tác dụng phụ khi sử dụng.

  • Sâm Taegeuk

Sâm Taegeuk là loại sâm có màu nâu đỏ hoặc nâu nhạt, sử dụng cả hai phương thức chế biến hồng sâm và bạch sâm. Nghĩa là, sau khi thu hoạch nhân sâm, người ta đem rửa sạch, ngâm nước nóng rồi tiến hành cạo vỏ, cuối cùng đem sấy khô cho đến khi giảm đủ lượng nước trong sâm.

  • Hắc sâm

Đây là một phương pháp mới được áp dụng, được cho là có hàm lượng Saponin cao nhất. Nhân sâm được hấp sấy trong khoảng 9 lần sau thu hoạch, cho đến khi chúng chuyển dần sang màu đen, có mùi hơi khét là đạt yêu cầu.

Hắc sâm phải trải qua quy trình hấp sấy 9 lần mới đạt được chất lượng yêu cầu.

Phân loại theo xuất xứ

Hiện nay, nhân sâm đã được tìm thấy hay nuôi trồng thành công ở nhiều quốc gia, với giá trị dược lý cao, rất tốt cho sức khỏe, như:

  • Nhân sâm Hàn Quốc

Nhân sâm Hàn Quốc là loại khá phổ biến, dạng giống như hình người với phần đầu, phần củ và phần rễ phân tách rõ ràng. Nhân sâm Hàn Quốc có tác dụng giúp hồi phục huyết áp, hỗ trợ điều trị hen suyễn, thiếu máu, viêm phổi mãn tính, ổn định cơ thể,…

  • Nhân sâm Triều Tiên

Nhân sâm Triều Tiên còn được biết đến là sâm Cao Ly, có mùi thơm dịu và nhẹ. Nhân sâm Triều Tiên giúp giải độc, chống viêm gan, hạn chế bệnh lý tiểu đường, hạ đường huyết, giảm xơ cứng động mạch, kiểm soát tiểu cầu, giảm căng thẳng thần kinh, chống viêm loét dạ dày,…

  • Nhân sâm Mỹ 

Nhân sâm Mỹ hay nhân sâm Hoa Kỳ, có hình dạng hơi xù xì, được tìm thấy chủ yếu ở Hoa Kỳ và một phần Canada. Nhân sâm Mỹ có công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường tuổi thọ và giảm thiểu các bệnh của người trung niên.

  • Nhân sâm Việt Nam 

Hiện nay, có nhiều giống nhân sâm quý ở Việt Nam, trong đó, sâm Ngọc Linh được tìm thấy ở núi Ngọc Linh có một số thành phần dưỡng chất quý hiếm nhất thế giới. Vì vậy, sâm Ngọc Linh có giá trị rất cao, được khai thác theo kế hoạch, nên số lượng cũng hạn chế.

Nhân sâm Mỹ hay nhân sâm Hoa Kỳ có hình dạng hơi xù xì ở bên ngoài.

Công dụng nhân sâm

Theo nhiều nghiên cứu từ thời xưa đến nay, người ta đã chứng minh được nhân sâm có nhiều công dụng hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số tác dụng của nhân sâm bạn nên biết:

Giảm căng thẳng thần kinh, giảm mệt mỏi

Các hoạt chất adaptogenic trong nhân sâm có khả năng cân bằng lượng adrenaline, hạn chế tuyến thượng thận tiết cortisol, adrenaline, noradrenaline. Nhờ đó, giúp cải thiện tình trạng căng thẳng thần kinh, tạo cảm giác tỉnh táo, giảm mệt mỏi, chống trầm cảm, lo âu.

Tăng cường hệ miễn dịch

Nhân sâm có đặc tính Adaptogenic, giúp khôi phục lại những tế bào suy yếu, bị hư hại, trẻ hóa tế bào. Nhờ đó, việc sử dụng nhân sâm giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch, chống lại bệnh cúm, bệnh truyền nhiễm khác, cải thiện chất lượng sức khỏe.

Điều trị bệnh tiểu đường

Một số thành phần trong nhân sâm có khả năng làm giảm lượng đường huyết, hỗ trợ rất tốt cho các bệnh nhân điều trị tiểu đường, tuy nhiên, khi dùng cần có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Ngăn ngừa và điều trị ung thư

Các thành phần ginsenosides có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, chống hình thành khối u, ức chế chu kỳ tế bào gây hại cho cơ thể. Theo đó, nhân sâm giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, ung thư phổi,…

Nhân sâm có rất nhiều tác dụng tốt lên sức khỏe người dùng.

Giảm nồng độ cholesterol

Thành phần ginsenosides cũng được chứng minh có khả năng hạn chế sản sinh Cholesterol trong cơ thể, đồng thời giảm được các chỉ số về nồng độ cholesterol LDL có hại.

Tăng khả năng chịu đựng

Nhân sâm cũng được sử dụng nhiều trong việc tăng sức bền, cải thiện sức chịu đựng của cơ thể khi làm việc, vận động với cường độ cao và kéo dài. Do đó, nhân sâm thường giúp ích khá nhiều cho các đối tượng như vận động viên, người lao động trí óc, người lao động chân tay trong môi trường căng thẳng.

Cách dùng nhân sâm

Mỗi phương pháp sử dụng nhân sâm sẽ đem lại hiệu quả lợi ích khác nhau. Một số cách dùng nhân sâm được nhiều người ưa dùng nhất:

Ngậm sâm trực tiếp

Ngậm sâm là phương pháp đơn giản nhất, phù hợp với người có sức khỏe suy yếu, kém ăn uống, hơi thở yếu. Sâm tươi hoặc sâm khô lấy một củ, rửa sạch, thái thành lát mỏng, bảo quản trong bình có nắp đậy kín, khô ráo và dùng dần. Mỗi lần cho vào miệng ngậm trực tiếp 1 lát mỏng, đến khi sâm mềm có thể nhai, bạn nuốt cả bã để hấp thụ hết dưỡng chất. Tuy nhiên, mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 3 đến 4 lát.

Ngậm sâm trực tiếp là phương pháp đơn giản, tiện lợi nhất lại đạt hiệu quả hấp thu cao.

Nhân sâm pha trà

Nhân sâm pha trà cũng là một cách dùng đơn giản và tận dụng được các dưỡng chất trong nhân sâm. Nhân sâm khô hoặc tươi, bạn đem rửa sạch, thái mỏng, rồi cho vào bình pha trà, hoặc ly chịu nhiệt. Sau đó, bạn cho nước sôi vào hãm trà, chờ khoảng 10 phút là dùng được. Hãm lại khoảng 3-4 lần cho đến khi trà nhạt dần, phần bã bạn có thể nhai và nuốt luôn sẽ rất tốt.

Nhân sâm ngâm mật ong

Nhân sâm ngâm mật ong bảo quản sâm được lâu hơn, đồng thời, kết hợp được dưỡng chất trong mật ong, giúp bồi bổ cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm rất tốt. Mỗi ngày, bạn chỉ nên dùng 2-3 lát sâm ngâm mật ong hoặc pha nước mật ong ngâm vào nước ấm, uống vào buổi sáng là tốt nhất.

Cách ngâm sâm mật ong:

  • Nhân sâm sau khi rửa sạch, thái lát mỏng, bạn cho vào lọ thủy tinh sạch.
  • Sau đó, bạn rót mật ong vào bình cho đến khi phủ kín nhân sâm rồi đậy nắp lại.
  • Bảo quản ở nơi thoáng mát trong khoảng từ 7-10 ngày là có thể dùng được.

Nhân sâm ngâm rượu

Nhân sâm ngâm rượu rất được ưa chuộng vì bảo quản được lâu, lại có khả năng tăng cường, bồi bổ sức khỏe. Rượu nhân sâm được ngâm càng lâu thì các dưỡng chất tiết ra càng nhiều, rượu càng ngon và có chất lượng tốt nhất.

Cách làm sâm ngâm rượu:

  • Tương tự như sâm ngâm mật ong, bạn đem rửa sạch nhân sâm, có thể thái thành lát mỏng hoặc để nguyên củ, sau đó, bỏ vào bình thủy tinh sạch.
  • Bạn đổ từ từ rượu vào nhân sâm theo tỷ lệ 100-120gram nhân sâm trong 1 lít rượu.
  • Bảo quản hỗn hợp ở nơi thoáng mát, ngâm trong khoảng 3-6 tháng là có thể dùng được. 
Nhân sâm ngâm rượu rất được ưa chuộng vì bảo quản được lâu, chất lượng cao.

Nhân sâm chế biến món ăn

Nhân sâm còn có thể kết hợp với các thành phần vị thuốc khác, hoặc bỏ cùng vào chế biến các món ăn như gà hầm sâm, yến chưng nhân sâm, cháo nhân sâm, chè nhân sâm,…

Sản phẩm chiết xuất nhân sâm

Khi bạn không có quá nhiều thời gian cho những cách dùng trên, việc tìm kiếm những sản phẩm bổ sung sức khỏe được chiết xuất trực tiếp từ nhân sâm là rất cần thiết. Chính vì thế, bạn có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm được công nhận về mặt y khoa và giá trị dinh dưỡng cao được thương hiệu Welson.vn cung cấp.

Welson.vn là đơn vị hàng đầu trên thị trường Việt Nam về các sản phẩm được chiết xuất từ nhân sâm, với hàm lượng dinh dưỡng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế của Hàn Quốc. Những sản phẩm nổi trội như Viên uống hồng sâm Welson, Viên uống hồng sâm Hàn Quốc, Nước uống Nhân Sâm Nguyên Củ Welson, Nước uống linh chi hồng sâm Welson. 

Mua sản phẩm viên uống nhân sâm Welson tại đây.

Nhân sâm bao nhiêu tiền?

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp với mức giá không đồng nhất, trong khoảng từ vài triệu đến vài chục triệu cho 1kg nhân sâm tùy loại.

  • Nhân sâm củ non, tuổi thọ ít, kích thước nhỏ, 1 kg khoảng 10 – 40 củ sẽ có giá từ 1.500.000đ – 2.000.000đ/kg. Tuy nhiên, loại này thường hàm lượng dinh dưỡng không cao, dùng để làm phụ gia chế biến món ăn.
  • Nhân sâm đủ tuổi, kích thước lớn hơn, 1kg khoảng 4 – 6 củ có giá từ 3.000.000đ – 5.000.000đ/kg. Loại này có hàm lượng tốt hơn củ non, thường bảo quản được lâu hơn, dùng để ngâm rượu hoặc sấy khô.
  • Nhân sâm sau khi chế biến thành phẩm như cao sâm, kẹo sâm, nước uống nhân sâm có mức giá từ vài trăm nghìn trở lên.
  • Ngoài ra, còn có các loại nhân sâm nội địa Việt Nam được khai thác tự nhiên, thành phần dinh dưỡng rất cao, mức giá dao động từ 5.000.000đ đến vài trăm triệu đồng.
Mức giá bán sâm Ngọc Linh có thể lên tới vài trăm triệu tùy thuộc vào tuổi thọ.

Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng những sản phẩm chiết xuất nhân sâm tại Welson.vn với mức giá cực kỳ hợp lý. 

  • Viên uống hồng sâm Welson có giá 795.000đ/ Hộp 60 viên.
  • Viên uống hồng sâm Hàn Quốc có giá 945.000đ/ Hộp 60 viên.
  • Nước uống Nhân Sâm Nguyên Củ Welson có giá 550.000đ/ Hộp 5 chai.
  • Nước uống linh chi hồng sâm Welson có giá 220.000đ/Hộp 4 chai và 445.000đ/Hộp 10 chai.

Cách bảo quản nhân sâm

Bảo quản trong tủ lạnh

Nhân sâm mua về bạn đem rửa sạch, để khô ráo. Sau đó, bạn có thể để nguyên củ hoặc thái sâm theo mục đích dùng, bỏ vào túi chân không hoặc hộp thủy tinh có nắp. Cuối cùng, bạn bỏ vào ngăn mát tủ lạnh, bảo quản và sử dụng trong khoảng từ 7 – 10 ngày với sâm tươi, hoặc lâu hơn với sâm khô.

Bảo quản bằng ngâm mật ong hoặc ngâm rượu

Nhân sâm ngâm mật ong hay ngâm rượu, giúp bảo quản sâm được trong thời gian lâu, đem lại giá trị dinh dưỡng cao khi kết hợp với một số thành phần của mật ong.

Bảo quản bằng phương pháp sấy khô

Sau khi sơ chế nhân sâm, bạn đem sâm đi rang hoặc sấy khô từ từ trong thời gian 40-60 phút, ở nhiệt độ từ 40 – 80 độ C. Sau đó, cho nhân sâm đã sấy vào túi chân không hoặc hũ thủy tinh, đậy nắp và thêm gói hút ẩm để hạn chế tình trạng ẩm mốc. Phương pháp này giúp bảo quản sâm được khoảng 10 – 14 tháng.

Bảo quản sâm bằng rêu

Đây là phương pháp thường dùng với sâm tươi trong quá trình di chuyển đi xa, với số lượng lớn. Đầu tiên, bạn tưới một lượng nước vừa đủ lên rêu và nhân sâm. Sau đó, bạn trải rêu đều ở mặt đáy thùng, xếp sâm lên dần trên, rồi đậy kín nắp. Phương pháp này giúp bảo quản sâm tươi từ 7 – 10 ngày mà không bị hư, hao lượng nước trong sâm.

Rêu giúp bảo quản sâm tươi từ 7 – 10 ngày, giữ ẩm và hạn chế hao lượng nước trong sâm.

Bảo quản sâm bằng gạo rang

Bảo quản sâm bằng gạo rang là phương pháp truyền thống của người Hàn Quốc, thường được sử dụng với sâm khô, giúp ngăn ẩm mốc, hạn chế côn trùng, sâu bọ. Tuy nhiên, cách làm này không nên để quá lâu, vì có thể làm giảm đi hàm lượng dinh dưỡng trong sâm.

Lời kết

Hiểu được những thông tin liên quan đến việc dùng và bảo quản nhân sâm là điều mà bất cứ người tiêu dùng nào cũng cần biết. Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan đến nhân sâm mà chúng tôi gửi đến bạn, hy vọng hữu ích với bạn và gia đình. Bạn có nhu cầu mua những sản phẩm chiết xuất chất lượng cao từ củ sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi, liên hệ ngày Welson.vn để được chăm sóc nhanh nhất.

WELSON – NHÃN HIỆU CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐẾN TỪ HÀN QUỐC

Hotline: 0938.114.402 

Website: https://welson.vn

Facebook: https://facebook.com/welson.kr

Shopee: http://bit.ly/Welson-Shopee

Lazada: http://bit.ly/Welson_Lazada

Mời bạn đánh giá